SỰ NGHIỆP VÀ “CÁNH CỬA” CHO QUALITY CONTROL (QC)

Những bạn đang bước đầu phát triển thành một Quality Control-er “thực thụ” có lẽ còn đang mơ hồ về hướng đi của mình, không biết sau này mình sẽ chọn hướng đi như thế nào cũng như phân vân về cơ hội phát triển sâu rộng của nghề QC? Qua bài viết này, hãy xem những gì và chọn cho mình con đường hợp lý nhé!

SỰ NGHIỆP VÀ “CÁNH CỬA” CHO QUALITY CONTROL (QC)

Quality Control là gì?

Quality Control (QC) là tên gọi thường thấy trong các công ty về lĩnh vực IT. Sơ lược về nghề QC, đây là người đảm nhận trọng trách kiểm tra lỗi và đề xuất những phương án khắc phục và cập nhật kịp thời, nhằm đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của khách hàng.

 

QC sẽ là người liên tục tiến hành kiểm tra trực tiếp từng quá trình, bộ phận thực hiện dự án, nhằm tránh các sai sót và rủi ro không đáng có. Thậm chí là một QC, bạn cũng sẽ phải kiểm tra và chọn lọc những nguyên liệu đầu vào chất lượng, đảm bảo đầu ra của sản phẩm, dự án được tối ưu và mong muốn của khách hàng. 

 

Hai hướng đi chính dành cho QC hiện nay: Manual QC/Tester (không đòi hỏi coding) hoặc Automation QC (đòi hỏi kiến thức và kỹ năng coding). Vì thế, những bạn học trái ngành hoặc đang muốn chuyển hướng để có một môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp hơn thường sẽ đi theo hướng QC/Tester thường. 

 

Đối với những bạn trái ngành, nhờ có các kiến thức như marketing, tài chính,... nên thường sẽ có sự thay đổi sau một thời gian ở vị trí Manual QC/Tester. Hầu hết sau một thời gian đảm nhận vị trí QC, các bạn Manual QC sẽ có hướng chuyển sang: BA (Business Analyst), PM (Project Manager); hoặc đi theo lộ trình: QC Lead và QA Manager. 

Những bước cần làm để có thể chuyển việc

  1. Tìm hiểu và luôn luôn có thói quen để ý, quan sát những công việc mà những bộ phận khác đang làm. Đồng thời xây dựng những mối quan hệ để có thể tìm được người chỉ dẫn, có được các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trước khi chuyển ngành. Tùy vào ngành nghề muốn chuyển, hãy tập trung với những người đang làm công việc đó mà theo sát và hỗ trợ họ.
  2. Học thêm những chứng chỉ cần có ở bên ngoài nếu Công ty đó yêu cầu. Thường các công ty lớn, đa quốc gia sẽ có các khóa học và lấy chứng chỉ nội bộ nên bạn hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi chuyển hướng nhé!
  3. Sau một thời gian cố gắng, đạt được các thành tích đáng kể trong các dự án, sản phẩm đã làm, hãy mở lời với cấp trên của bạn để họ có thể làm những buổi review - đánh giá năng lực và cho bạn cơ hội vào một môi trường mới để thử thách bản thân. Sẵn sàng chịu áp lực để vượt qua các buổi đánh giá năng lực.
  4. Nếu những bước trên không giúp bạn có hướng đi tốt hơn thì hãy cân nhắc tới việc đổi công ty. Nếu chần chừ, bạn có thể sẽ bị lỡ mất cơ hội, sự nhiệt huyết trong công việc và hao mòn tuổi tác. 

Qua bài viết này, những bạn đang có ý định cần tự nhìn nhận lại bản thân mình. Được gì và mất gì nếu chuyển việc? Có đủ điều kiện để tham gia vào ngành nghề đó không? Hãy nhớ nghiên cứu về ngành nghề muốn chuyển để có quyết định đúng đắn nhất có thể bạn nhé

Jobs Recommendation

Java Tech Lead

Up to $2,500

Senior


Da Nang

time

Full-time

career_saigon_technology

Ho Chi Minh (Headquater)

location_pin

2nd & 3rd Floor, M.I.D Building, 02 Nguyen The Loc Street, Ward 12 Tan Binh District, Ho Chi Minh City, Vietnam

DMCA.com Protection Status

Quick Links

Opening Jobs

About us

Life at saigontechnology

Blog

Contact Us

PRIVACY POLICY

Follow Us

saigontechnology-great-plage-to-work-partner
saigontechnology-microsoft-partner
iso_9001iso_27001
sao_khue
50_leading

© Copyright 2022 by STS Software Technology JSC, Leading Software Outsourcing Company in Vietnam. All Rights Reserved.