Project Manager là công việc như thế nào?

Cùng với tư duy tiến bộ của con người và sự phát triển vượt bậc của Công nghệ, ngày càng nhiều công việc mới xuất hiện nhằm tối ưu hóa năng suất làm việc của các doanh nghiệp. Trong đó có Project Manager, một “át chủ bài” cho sự thành công của một dự án.

Project Manager là công việc như thế nào?

Anh Hiệu - hiện đang công tác tại Công ty Saigon Technology - để nghe anh chia sẻ về những kinh nghiệm cũng như công việc thực tế tại một Công ty phần mềm và các khó khăn mà anh gặp phải khi đảm nhiệm vị trí Project Manager.

  • Project Manager là công việc như thế nào?
  • Anh đã trải qua những gì để tiến tới một PM?
  • Những lời khuyên chân thật cho những bạn muốn trở thành PM.

 

Chào anh, anh có thể cho mọi người biết một chút về Project Manager (PM) cụ thể là làm những gì không ạ?

 

Với anh, khi đã đảm nhận vị trí Project Manager thì cũng đã được coi là một lãnh đạo. Chính vì vậy mà PM gánh trên vai rất nhiều trọng trách khác nhau, kết hợp rất nhiều yếu tố để có thể dẫn dắt được nhiều bộ phận kết hợp để dẫn tới sự thành công của một dự án. Trong STS, vị trí PM sẽ bao hàm nhiều công việc khác nhau.

 

PM là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tư duy phân tích và nhạy bén trong việc chuyển giao thông tin, làm cầu nối giữa khách hàng với những bộ phận trong công ty đang thực hiện dự án. Không những liên quan tới những vấn đề giao tiếp, mà còn phải thực hiện quá trình chuẩn bị cho một dự án. Anh phải chuẩn bị nhân sự và những phương án phù hợp để đáp ứng được về cả phần kỹ thuật cũng như yêu cầu của khách hàng. 

 

Anh luôn phải ở chế độ “online” để giám sát dự án, tuy không phải tham gia mọi quá trình nhưng phải luôn sát sao tiến độ và cũng như đảm bảo quá trình thực hiện được chính xác. Mục đích chính là để thống kê, giải đáp thắc mắc cho khách hàng và báo cáo với cấp trên được rõ ràng và nhanh gọn nhất.

 

Có thể thấy với khối lượng công việc dày đặc như vậy sẽ không thể nào tránh khỏi sai sót. Anh có thể kể cho mọi người nghe một số trục trặc mà anh đã từng gặp phải?

 

Vào những ngày đầu bước chân vào con đường Project Manager, anh gặp phải rất nhiều sai lầm mà không thể sửa chữa được. Nhưng vì vậy mà mới có thể có được những bài học đáng giá, mang lại động lực để phát triển cũng như giúp bản thân ngày càng hoàn thiện.

 

Anh nhớ có một lần anh đang nắm một dự án lớn mới nhận của công ty, nhưng vì chủ quan vào trình độ và năng lực của mọi người trong team, anh đã không thể thúc đẩy được tốc độ thực hiện dự án dẫn đến thiếu nguồn lực, công cụ làm dự án thiếu lên thiếu xuống. Vì thế khi chuẩn bị qua những giai đoạn mới thì lại bị đình trệ vì chưa lường trước được tình huống sẽ xảy ra.

 

Có một sai lầm khác cũng khiến anh phải nhớ mãi, cũng là dự án gần đây mà anh nhận. Trải qua nhiều dự án, anh cứ nghĩ là mọi người trong team sẽ rất đoàn kết và hiểu ý. Tuy nhiên, con người thì vẫn là con người. Khi anh nhận thấy xung đột giữa đội Developer và QA, QC thì anh cứ nghĩ rằng là bình thường thôi không sao cả, nhưng càng về cuối dự án thì mâu thuẫn càng ngày càng lộ dần ra và lớn hơn. Chính vì trách nhiệm của anh làm chưa được trọn vẹn, mà dự án bị gián đoạn và bị bỏ bê ở một số người trong team.

 

 

Project Manager đang dần trở thành một công việc cực kỳ cạnh tranh. Vậy anh có thể cho mọi người biết thêm về những gì mà những bạn muốn trở thành PM phải chuẩn bị những gì không ạ?

 

Với anh, công việc PM sẽ rất khó khăn với những bạn không muốn phát triển bản thân. Để thành một PM thực thụ cần phải có một tầm nhìn dài hạn và rất rộng, bao quát mọi thứ. Trước khi nhận một dự án nào đó, cần tìm hiểu kỹ về khách hàng và cũng như ngành nghề mà mình sẽ làm việc với khách hàng. Hiểu biết không bao giờ là thừa cả nhé các bạn!

 

Trong lúc xây dựng đội ngũ và dự án sẽ không bao giờ tránh khỏi những rủi ro và có thể dẫn đến vấn đề ngược ý khách hàng. Chính vì thế những bạn chuẩn bị làm PM cần tập cho mình tâm lý “có thể thất bại bất cứ lúc nào” để vẽ ra nhiều nhất những rủi ro, nhằm diễn đạt lại cho team một cách chi tiết để kịp thời tránh những trục trặc trong tương lai.

 

Hơn nữa, mình nên tham dự những lớp kỹ năng mềm để có thể học được cách quản lý con người, nắm bắt tâm lý để có thể kết nối giữa đội ngũ với nhau và đối thoại với khách hàng một cách phù hợp. Kỹ năng dẫn dắt rất quan trọng, nếu không có thì một dự án sẽ không thể nào như ý mình muốn được. 

 

Anh hy vọng qua những chia sẻ của anh qua bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào những thắc mắc cũng như định hướng cho những bạn đang có mong muốn trở thành một Project Manager nhé. Chúc các bạn thành công trong con đường phát triển và xây dựng cho mình một tương lai vững chắc!

 



Jobs Recommendation

Accountant

Middle


Ho Chi Minh


time

Full-time

career_saigon_technology

Quick Links

Opening Jobs

About us

Life at saigontechnology

Blog

Contact Us

PRIVACY POLICY

Follow Us

DMCA.com Protection Status
saigontechnology-great-plage-to-work-partner
saigontechnology-best-workplaces
saigontechnology-microsoft-partner
iso_9001iso_27001
sao_khue
50_leading

© Copyright 2023 by STS Software Technology JSC, Leading Software Outsourcing Company in Vietnam. All Rights Reserved.

We use cookies to ensure that we give you the best experience on our website. If you continue to use this site we will assume that you are happy with it.